Xem ngày tốt xấu trước khi thực hiện các việc hệ trọng đã trở thành một thói quen của người Việt từ xưa đến nay. Với mong muốn tránh phạm vào những ngày xấu, ngày hắc đạo không tốt, không may mắn mọi việc khó thành.
Vậy ngày hắc đạo là gì? Cách tính ngày hắc đạo như thế nào mới CHÍNH XÁC? Cùng NGAYDEP.NET giải thích ngay trong bài viết dưới đây nhé
1. Ngày hắc đạo là gì?
Theo quan niệm dân gian thần Mặt Trời là vị thần tối cao của nhân loại cai quản mọi chuyện trên đời. Cùng với đó là 12 vị thần hộ mệnh chia nhau để phụ giúp việc nhân thế. Trong đó 6 vị thần tốt và 6 vị thần xấu, những ngày vị thần xấu đến phiên trực được coi là ngày Hắc đạo. Những ngày này chủ bị quấy rối, gây phiền phức do đó không nên thực hiện các công việc quan trọng hay khởi tạo bất cứ việc gì.
2. Cách tính ngày hắc đạo từ chuyên gia
Theo như cách phân chia ngày hắc đạo, hoàng đạo theo quy luật của các vị thần hộ mệnh thần mặt trời cai quản sẽ có 6 ngày hắc đạo gồm: Thiên lao hắc đạo, Bạch hổ hắc đạo, Câu trần hắc đạo, Thiên hình hắc đạo, Huyền vũ hắc đạo, Chu tước hắc đạo. Cách tính các ngày hắc đạo trong tháng như sau:
– Tháng 1 và tháng 7 âm lịch ngày hắc đạo thuộc các ngày Ngọ, Mùi, Dần.
– Tháng 2 và tháng 8 âm lịch ngày hắc đạo thuộc các ngày Dậu, Sửu, Thìn.
– Tháng 3 và tháng 9 âm lịch ngày hắc đạo thuộc các ngày Tỵ, Mão, Hợi.
– Tháng 4 và tháng 10 âm lịch ngày hắc đạo thuộc các ngày Dần, Tuất, Dậu.
– Tháng 5 và tháng 11 âm lịch ngày hắc đạo thuộc các ngày Tý, Mão, Mùi.
– Tháng 6 và tháng 12 âm lịch ngày hắc đạo thuộc các ngày Sửu, Thân, Tuất.
3. Giờ hắc đạo là gì?
Cũng giống như ngày hắc đạo giờ hắc đạo là những giờ xấu, không tốt chủ mang lại những khó khăn, trắc trở. Bởi đây là thời gian mà các vị thần xấu cai quản không ai có thể ngăn cản các vị thần làm những điều gì với nhân gian. Chính vì vậy người Việt thường quan niệm không thực hiện các công việc trọng đại như cưới hỏi, mua xe, làm nhà, động thổ, khai trương,… vào những giờ hắc đạo.
Xem thêm: Nên và không nên làm gì trong NGÀY HẮC ĐẠO
4. Cách tính giờ hắc đạo như thế nào?
Trong một ngày có 24 tiếng được chia thành 12 giờ theo 12 con giáp là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Người ta phân chia thành 6 giờ tốt và 6 giờ xấu tương đương 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo.
Ngoài ra, cách tính giờ hắc đạo có thể dựa trên Nhị thập Bát Tú tương ứng với 28 vì sao trong đó cũng có những sao tốt và sao xấu. Giờ thuộc sao tốt được gọi là giờ hoàng đạo và thuộc sao xấu là giờ hắc đạo.
Trước đây để có thể xem ngày hắc đạo tránh làm những việc hệ trọng thường phải nhờ đến các thầy phong thủy hay xem sách nhưng giờ đây mỗi người đều có khả năng tự xem ngày một cách chính xác dựa trên các quy luật nhất định. Cách tính giờ Hắc đạo theo ngày như sau:
– Ngày Tý, Ngọ giờ hắc đạo là Dần, Thìn ,Tỵ, Mùi, Tuất, Hợi.
– Ngày Sửu, Mùi giờ hắc đạo là Tý, Sửu, Thìn, Ngọ, Mùi, Dậu.
– Ngày Dần, Thân giờ hắc đạo là Dần, Mão, Ngọ, Thân, Dậu.
– Ngày Mão, Dậu giờ hắc đạo là Sửu, Thìn, Tỵ, Thân, Tuất, Hợi.
– Ngày Thìn, Tuất giờ hắc đạo là Tý, Sửu, Mão, Ngọ, Mùi, Tuất.
– Ngày Tỵ, Hợi giờ hắc đạo là Tý, Dần, Mão, Tỵ, Thân, Dậu.
Nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được ngày hắc đạo là gì? Cách tính ngày hắc như thế nào? Hy vọng rằng qua những thông tin này bạn có thể biết được ngày, giờ hắc đạo để chọn vào các ngày giờ tốt thực hiện các công việc hệ trọng.